Kiến Thức Cần Biết

trangchu:;top:;bottom:;trai:;phai:;TrangDanhMuc:;TrangChiTiet:;Canonical:;SiteMap:;-cauhinhseo-
  • BigC lột xác

    3/6/2021 9:52:08 AM

    ...xem chi tiết

  • Trẻ sơ sinh rất dễ thiếu Vitamin D, mẹ cần nắm được dấu hiệu thiếu hụt và cách bổ sung Vitamin D cho con luôn dẻo dai, khỏe m

    11/2/2020 12:09:24 PM

    Vitamin D là dưỡng chất đặc biệt quan trọng giúp cơ thể trẻ sơ sinh khỏe mạnh, dẻo dai. Do đó, bố mẹ cần nắm được dấu hiệu thiếu hụt và cách bổ sung Vitamin D kịp thời cho con, tránh mắc phải những hậu quả đáng tiếc.

    Trong 6 tháng đầu đời, hầu hết các bé sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn. Đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và an toàn nhất cho các bé, tuy nhiên trong sữa mẹ không có đủ lượng vitamin D mà bé cần mỗi ngày, dẫn đến nguy cơ bé bị thiếu vitamin D rất cao là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh ở trẻ sơ sinh như còi xương, chậm mọc răng, quấy khóc…

    Vậy làm thế nào để biết trẻ sơ sinh đang thiếu vitamin D, cách bổ sung Vitamin D cho trẻ thế nào đúng và hiệu quả nhất? Tintuconline mời độc giả tham khảo một số thông tin dưới đây để nắm bắt được nhu cầu Vitamin D của trẻ để có những biện pháp kịp thời giúp con luôn khỏe mạnh ngoan ngoãn và phát triển toàn diện.

    Trẻ sơ sinh rất dễ thiếu Vitamin D, mẹ cần nắm được dấu hiệu thiếu hụt và cách bổ sung Vitamin D cho con luôn dẻo dai, khỏe mạnh-1

    •  
    •  
    •  
    •  

         

     

    Lợi ích của vitamin D với cơ thể trẻ sơ sinh

    Vitamin D là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cơ thể trẻ sơ sinh hấp thu được nhiều canxi, photpho ở ruột và thận hơn, từ đó quá trình chuyển hóa Canxi và Photpho diễn ra nhanh và nhiều hơn, là tiền đề giúp phát triển khung xương và răng chắc khỏe cho bé.

    Bên cạnh đó, khi cơ thể  tiếp nhận vitamin D đầy đủ, hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, trẻ sẽ khỏe mạnh, ít ốm vặt hoặc mắc bệnh viêm nhiễm. Thể chất tốt, tinh thần bé cũng tốt theo, bé sẽ ngoan ngoãn và vui vẻ hơn.

    Ngược lại, bé sơ sinh nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn và có sức đề kháng yếu.

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh đang thiếu Vitamin D

    Trẻ sơ sinh còn rất non nớt và nhạy cảm, dễ phản ứng tiêu cực với nhiều yếu tố nên đôi khi cha mẹ khó phát hiện được tình trạng chính xác vấn đề bé đang gặp phải. Đối với tình trạng thiếu vitamin D, dấu hiệu nhận biết có thể chia làm 2 giai đoạn:

    Trẻ sơ sinh rất dễ thiếu Vitamin D, mẹ cần nắm được dấu hiệu thiếu hụt và cách bổ sung Vitamin D cho con luôn dẻo dai, khỏe mạnh-2

    Dấu hiệu sớm sẽ bắt đầu từ hệ thần kinh của trẻ sợ sinh. Cụ thể, trẻ thiếu vitamin D thường quấy khóc nhiều, khó ngủ, ngủ ngắn và ngủ không sâu giấc. Trẻ cũng có thể hay bị giật mình khi ngủ do hệ thần kinh bị kích thích. Bên cạnh đó, trẻ thiếu vitamin D thường ra mồ hôi trộm vào ban đêm dù trời không nóng. Thiếu vitamin D cũng gây nên tình trạng chậm phát triển thể lực, cơ nhão, da xanh và lách to.

    Dấu hiệu muộn khi trẻ thiếu Vitamin D là những dấu hiệu ở xương và có thể xuất hiện tại những bộ phận khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh như:
    - Trẻ mọc răng chậm, răng mọc không cân đối.
    - Trẻ chậm biết đi, biết bò.
    - Trẻ bị thiếu vitamin D còn có thóp rộng, bờ thóp mềm và lâu liền thóp.
    - Sự thiếu hụt vitamin D có thể gây tình trạng biến dạng hộp sọ, đầu bẹt, xương sọ mềm, khi ấn vào bị lõm và trở lại bình thường nếu nhấc tay ra.
    - Đầu xương cổ tay phình to tại thành “vòng cổ tay”.
    - Xương sườn và lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng cũng là những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
    - Nếu nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.
    - Bé bị còi xương, có thể nhìn thấy cẳng chân trẻ bị biến dạng và chậm phát triển về thể lực....

    Cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hiệu quả

    Theo các bác sĩ khuyến cáo, việc chủ động bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh là cần thiết bởi khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé còn kém, trong khi đó nguồn thức ăn chủ yếu trong những tháng đầu đời là sữa mẹ thì hàm lượng vitamin D tương đối ít, hầu như không đủ với nhu cầu của trẻ. Dưỡng chất này cũng có thể được hấp thụ thông qua ánh nắng mặt trời, song việc trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng cũng rất hạn chế.

    Do vậy để em bé lớn lên, phát triển bình thường, cha mẹ cần bổ sung thêm vitamin D cho con theo một số cách sau:

    Trẻ sơ sinh rất dễ thiếu Vitamin D, mẹ cần nắm được dấu hiệu thiếu hụt và cách bổ sung Vitamin D cho con luôn dẻo dai, khỏe mạnh-3

    Tăng cường chế độ ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé sơ sinh, nên khi muốn tăng cường Vitamin D cho con, trước tiên mẹ phải là người tăng cường trước bằng việc chú ý ăn uống các thực phẩm giàu Vitamin D như cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm, đậu,...

    Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú mẹ cũng cần bổ sung hài hòa và đầy đủ các loại dưỡng chất khác, không nên quá tập trung vào vitamin D để không bị thiếu hụt các chất khác. Tốt nhất, các mẹ nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin D ngay từ khi mang thai để ngăn ngừa tình tình trạng bé sinh ra có lượng vitamin D trong cơ thể thấp.

    Các mẹ cũng có thể trực tiếp uống các loại thuốc bổ/thực phẩm chức năng (theo tư vấn của chuyên gia) để tăng cường vitamin D cho bản thân, từ đó gián tiếp chuyển lại cho con qua việc bú sữa mẹ.

    Cho bé ăn thêm sữa công thức

    Dù sữa mẹ có đủ với nhu cầu ăn uống của bé, tuy nhiên mẹ cũng có thể cho bé làm quen thêm với sữa công thức vì thành phần dinh dưỡng trong sữa công thức (loại tốt và đảm bảo) khá đa dạng, giúp bé bổ sung vitamin D và các khoáng chất cần thiết khác.

    Tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn số lượng nhỏ để làm quen rồi tăng dần, sữa mẹ vẫn là chính và quan trọng nhất trong giai đoạn bé còn sơ sinh.

    Trẻ sơ sinh rất dễ thiếu Vitamin D, mẹ cần nắm được dấu hiệu thiếu hụt và cách bổ sung Vitamin D cho con luôn dẻo dai, khỏe mạnh-4

    Tắm nắng

    Tắm nắng là một cách đơn giản và khá hiệu quả để giúp bé tổng hợp vitamin D, từ đó tăng hấp thụ canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tốt và đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cũng cần hết sức cẩn thận để tắm nắng đúng cách cho trẻ. Cụ thể, chỉ nên cho bé tắm nắng khi được ít nhất 10 ngày tuổi trở lên và tốt nhất cho trẻ tắm trong khoảng 10-15p/lần, tuần khoảng 2-3 lần, số lần tắm nắng và thời lượng tắm nắng có thể tăng dần theo lứa tuổi.

    Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Lúc này, ánh nắng không còn gay gắt và chỉ số UV không quá cao, song cũng không nên cho bé ra ngoài trời sớm quá hoặc muộn quá lúc không khí hoặc có sương lạnh cũng khiến bé dễ bị ốm.

    Sử dụng các sản phẩm chứa vitamin D

    Vitamin D có khá nhiều loại, tuy nhiên cha mẹ chỉ nên lựa chọn bổ sung cho con sản phẩm dưới dạng nước, dùng hàng ngày và cho bé uống từng giọt vào buổi sáng là an toàn nhất. Nhưng để yên tâm, phụ huynh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để chọn loại phù hợp nhất cho con.

    Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liều dự phòng thiếu vitamin D cho các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D và mẹ cần tuân thủ theo chỉ định đó. Bởi dùng vitamin D liều cao so với thể trạng của trẻ cũng có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe bé nên cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và cho con uống khi chưa được người có chuyên môn tư vấn kỹ càng.

    ...xem chi tiết

  • Độc tố của kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần rắn hổ mang: Nhận biết kiến ba khoang và phòng tránh chất độc của chúng dính vào da

    10/11/2019 1:25:25 PM

    Thời gian gần đây, nhiều khu dân cư ở Hà Nội và TP.HCM phản ánh bị loài kiến ba khoang tấn công. Nhiều người không biết cách điều trị khiến bệnh nặng thêm, ví dụ như nhiễm trùng da, sốt cao phải đi viện...

    Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa do độ ẩm cao, thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn...

    Độc tố của kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần rắn hổ mang: Nhận biết kiến ba khoang và phòng tránh chất độc của chúng dính vào da-1

    TS. BS Lê Ngọc Duy, Trung tâm cấp cứu và chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, những ngày qua Hà Nội xuất hiện rải rác các ca viêm da tiếp xúc với côn trùng, trong đó gặp nhiều ở trẻ em bị dính độc tố của kiến ba khoang.

    Kiến ba khoang được gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong đít. Chúng tiết ra chất pederin có độc tính, gây bỏng, khi tiếp xúc với da người tạo phản ứng viêm da, mụn nước như bỏng, mụn mủ nhỏ li ti.

    Kiến ba khoang trông như thế nào?

    Độc tố của kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần rắn hổ mang: Nhận biết kiến ba khoang và phòng tránh chất độc của chúng dính vào da-2

    Kiến ba khoang nguy hiểm như thế nào?

    - Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tố mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.

    - Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh

    Vết thương do kiến ba khoang có đặc điểm gì?

    - Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỡm màu trắng vàng ở giữa.

    - Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay. Không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.

    - Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

    Làm gì khi bị dính độc tố của kiến ba khoang?

    - Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không để các độc tố tiếp xúc với vùng da lành.

    - Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    - Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.

    - Khi da bị tổn thương tẩy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố.... nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.

    Làm sao để tránh dính phải độc tố của kiến ba khoang?

    - Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố của kiến tiết ra. Nên thổi chúng bay khỏi người và không giết chúng bằng cách tiếp xúc trực tiếp.

    - Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.

    - Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuýp...) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).

    - Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu.Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.

    Theo Helino

     

    ...xem chi tiết

  • Khăn giấy ướt có thực sự tốt cho trẻ sơ sinhhot

    1/9/2019 3:33:05 PM

    ...xem chi tiết

  • Bà bầu làm gi khi nôn ói

    1/9/2019 3:28:48 PM

    Bà bầu làm gì khi bị nôn ói do thai nghén

    ...xem chi tiết

  • Kiến thức lượm lặt

    2/28/2017 5:51:12 PM

    20 việc các ông chồng cần làm khi vợ sắp sinh

    Cách chăm sóc vợ sắp sinh dành cho các ông chồng. Hướng dẫn các ông chồng những việc nên làm khi vợ có dấu hiệu chuyển dạ

    Sự hỗ trợ của các ông bố trong lúc chuyển dạ sẽ mang lại cho các bà mẹ cảm giác an toàn và bớt căng thẳng. Trên thực tế, nhiều ông bố vẫn cảm thấy lúng túng, lo lắng không biết phải làm gì khi vợ đến lúc sinh nở. Dưới đây là gợi ý 20 điều các ông bố có thể làm trong quá trình vợ chuyển dạ.

    1. Tự chăm sóc bản thân

    Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm. Để có thể ở bên cạnh hỗ trợ vợ lúc sinh nở, bạn cần phải tỉnh táo, bình tĩnh và đủ sức khỏe. Hãy ăn uống đầy đủ để duy trì năng lượng, uống nước thường xuyên (và cũng nhớ cho vợ uống đủ nước).Tìm cách nghỉ ngơi khi có thể để chuẩn bị cho một chặng đường dài sau khi con ra đời – tránh các tư thế gây đau hoặc căng cơ. Tựa vào ghế, gối hay tường để thư giãn bất cứ khi nào có thể.

    2. Giữ bình tĩnh

    việc chồng cần làm khi vợ chuyển dạ

    Ảnh minh họa

     

    Bạn ở cùng để hỗ trợ vợ trong quá trình chuyển dạ. Các nhân viên y tế đang chăm sóc cho sức khỏecủa cô ấy. Sức khỏe và tinh thần của vợ trong khi sinh là ưu tiên lớn nhất. Giữ bình tĩnh, chia sẻ sức mạnh và sự tích cực của bạn với vợ là một phần rất quan trọng.

    3. Hiểu những gì vợ cần

    Nếu cô ấy đã lập kế hoạch sinh nở, hãy đảm bảo rằng bạn có ít nhất hai bản sao và nhớ những điều quan trọng mà vợ bạn đã lưu ý. Nếu bạn không biết bản kế hoạch sinh nở là gì, hãy tìm hiểu thêm.

    Trong thời gian chuyển dạ, vợ bạn khó có thể tập trung để thảo luận đầy đủ những gì cô ấy muốn hay cần. Hãy thay vợ nói chuyện với các bác sĩ để cô ấy không phải làm điều đó.

    4. Biết cách tính thời gian các cơn co thắt

    Thời gian giữa các cơn co thắt được tính khi bắt đầu cơn co trước đến khi bắt đầu cơn co tiếp theo. Bạn có thể theo dõi các cơn co thắt và xem sự thay đổi của chúng.

    Trong quá trình chuyển dạ, các cơn co thắt bắt đầu với các cơn ngắn và dần dần kéo dài hơn. Vì lý do này, bác sĩ sẽ muốn biết các cơn co thắt  kéo dài bao lâu và mức độ đau để có thể xác định giai đoạn chuyển dạ của mẹ. Bạn cũng cần biết cách theo dõi các cơn co và các giai đoạn chuyển dạ để biết khi nào cần đưa vợ đến bệnh viện vì nếu di chuyển quá sớm có thể khiến quá trình chuyển dạ chậm lại hoặc ngừng hẳn.

    5. Thể hiện tinh thần tích cực

    Đừng nói với vợ rằng bạn hiểu hay bạn có thể nhìn thấy là cô ấy đang rất đau. Thay vào đó, hãy khích lệ rằng những gì cô ấy đang cố gắng thật vĩ đại và nói bất cứ điều gì thật tích cực ví dụ như cô ấy đang gần đến đích rồi hoặc là cô ấy đang điều khiển các cơn co thắt rất tốt.

    Đôi khi, vào thời điểm thích hợp bạn có thể giúp vợ giảm căng thẳng bằng một trò đùa hài hước hoặc, làm cô ấy cười để thư giãn và nghỉ ngơi một chút theo nhịp co thắt chuyển dạ hoặc để giúp cô ấy vượt qua quá trình chuyển dạ chậm.

    6. Nghỉ giải lao khi cần

    Bạn sẽ không thể hỗ trợ vợ nếu căng thẳng, mệt mỏi và không đủ tỉnh táo. Vì thế hãy tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống, hít thở và đi lại lấy lại sức. Nếu bạn có người đi cùng thì hãy phân công nhau thay ca nhé.

    7. Giúp vợ kiểm soát sự căng cơ và thư giãn

    Căng cơ bắp là hiện tượng khá phổ biển khi bị đau và có thể cản trở quá trình chuyển dạ. Hãy giúp vợ thư giãn bằng cách mát xa nhẹ nhàng và trò chuyện với cô ấy.

    Mở rộng miệng cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Hãy đề nghị vợ thả lỏng quai hàm và cùng làm để khích lệ cô ấy.

    8. Nhắc cô ấy uống nước và đi tiểu

    Trong quá trình chuyển dạ không phải lúc nào cô ấy cũng nhận thấy những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Hãy khuyến khích cô ấy uống một ngụm nước sau mỗi cơn co và đi tiểu mỗi giờ. Theo dõi dấu hiệu mất nước như khô môi. Nước cho cơ thể cũng góp phần làm giảm đau do các cơn co thắt vì thế hãy giúp cô ấy bổ sung đủ nước trong quá trình chuyển dạ.

    9. Chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của vợ

    Nếu cô ấy đổ mồ hôi, hãy cho cô ấy uống gì đó hoặc thay quần áo. Nếu cô ấy lạnh  hãy đắp cho cô ấy một chiếc chăn mỏng hoặc mặc thêm quần áo hoặc mát xa giúp cô ấy thư giãn và làm ấm cơ thể.

    việc chồng cần làm khi vợ sắp sinh

    Ảnh minh họa

    10. Thay đổi không gian trong phòng

    Trong thời gian chuyển dạ, phụ nữ thường ít nói hơn, nhắm mắt và có xu hướng nội tâm. Hãy cố gắng làm giảm sự ồn ào và tiếng trò chuyện xuống mức tối thiểu. Nếu có thể, hãy tắt hoặc giảm ánh sáng đèn.

    Nếu bạn và vợ đang phải đối mặt với một quyết định quan trọng như thực hiện vỡ ối nhân tạo nhưng cô ấy không muốn như vậy, hãy đề nghị bác sĩ cho cả hai năm phút riêng để cùng thảo luận về các thủ tục và bất kỳ thắc mắc mà bạn cần trao đổi.

    11. Đưa ra những hỗ trợ thiết thực

    Nhắc cô ấy tập trung vào hơi thở của mình (để làm chậm nhịp thở), đề nghị cô lắc nhẹ hông để giải tỏa cơn đau và giúp cô ấy thay đổi tư thế thoải mái hơn.

    12. Đừng nói cô ấy phải làm gì

    Một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình sinh nở là để cho người mẹ đóng vai trò chính. Bạn có thể đưa ra những đề xuất nhưng đừng cố ép cô ấy phải làm bất cứ điều gì cô ấy không muốn. Bạn hiểu vợ mình nhất, hãy đưa ra quyết định theo cách bình thường cả hai vẫn cùng làm, cho cô ấy thời gian để cân nhắc về các quyết định.

    13. Cho vợ ăn nhẹ (nếu cần) để duy trì năng lượng

    Bổ sung nước và duy trì năng lượng trong giai đoạn chuyển dạ là rất cần thiết giúp cho thời gian chuyển dạ ngắn lại và giảm nguy cơ biến chứng. Bạn có thể cho cô ấy uống thêm nước hoa quả tươi, ăn một số loại quả sấy khô hoặc một ít bánh quy.

    14. Cử chỉ yêu thương

    Những cử chỉ yêu thương như ôm hôn không chỉ có tác dụng động viên tinh thần mà còn giúp giải phóng oxytocin hỗ trợ tăng tốc chuyển dạ.

    15. Chườm khăn nóng/lạnh để giảm đau

    Cô ấy bị đổ nhiều mồ hôi trong quá trình chuyển dạ? Cô ấy đang bị đau lưng vì các cơn co thắt? Hãy chườm lưng cho cô ấy bằng khăn nóng. Chườm nóng hoặc lạnh đều có tác dụng giảm đau trong quá trình chuyển dạ nhưng còn tùy thuộc vào nơi bị đau mà chọn chườm nóng hay lạnh.

    16. Làm điểm tựa vững chắc

    Bạn có nhớ vợ mình đã rất khó khăn để đứng dậy, đi lại trong 3 tháng cuối thai kỳ? Trong quá trình chuyển dạ, sẽ có những vết sưng lớn cùng với những cơn co thắt khiến cô ấy bị mất sức. Hãy làm điểm tựa giúp cô ấy có thể đứng dậy, di chuyển hoặc thậm chí túm chặt khi trải qua những cơn co thắt.

    làm gì khi vợ chuyển dạ

    Ảnh minh họa

    17. Đừng bình luận dù có chuyện gì xảy ra

    Một số tình huống xảy ra trong quá trình chuyển dạ như ra phân khi rặn đẻ là hiện tượng bình thường. Các tình huống khác như chảy nhiều máu thì cần được lưu ý.

    Nếu bạn thấy có vấn đề bất thường, đừng nói với vợ. Cô ấy cần giữ bình tĩnh để vượt qua giai đoạn chuyển dạ vì thế mô tả những triệu chứng bất thường chỉ khiến cô ấy lo lắng, căng thẳng nhiều hơn. Thay vào đó, hãy ở bên cạnh, giúp cô ấy hiểu rằng các bác sĩ đang làm mọi thứ tốt nhất có thể và giúp cô ấy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

    18. Giữ im lặng khi cần

    Bạn có thể đưa ra những gợi ý và hỗ trợ nhưng hãy để ý đến tâm trạng của vợ. Đôi khi liên tục hỏi han và yêu cầu có thể gây phiền nhiễu, đặc biệt ở cuối giai đoạn chuyển dạ khi các cơn co thắt có cường độ mạnh hơn, dồn dập hơn.

    19. Hỗ trợ sau sinh

    Sau khi sinh cô ấy sẽ cần được loại bỏ hết nhau thai, cho con bú sữa non, thực hiện các thủ thuật khâu sau sinh hoặc các chăm sóc y tế khác. Chưa kể, cô ấy có thể sẽ rất đói. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ vợ sau khi sinh.

    20. Tạo cơ hội gần gũi cho mẹ và bé ngay khi sau sinh

    Gia đình bạn đã có thêm một thành viên mới. Khi bé còn chưa được cắt dây rốn và thực hiện các xét nghiệm, nếu muốn bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho mẹ được gần gũi con và cho con bú. Có thể sẽ có tốt hơn nếu đợi từ 2 đến 4 ngày sau khi sinh mới tắm cho bé lần đầu vì lớp phủ màu trắng vernix trên da bé là một chất kháng khuẩn và giúp giữ ẩm cho da.

    Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

    Xem thêm:

     

    Hoài Nam

     

    Cha mẹ này đã mất đi đứa con chỉ vì căn bệnh mà chúng ta thường nhầm là cảm cúm

     

    Louise và John Done đã dũng cảm chia sẻ những hình ảnh đau đớn của chính con mình như một bài học thức tỉnh các bậc cha mẹ về căn bệnh đáng sợ viêm màng não.

    “Chúng tôi cảm thấy mỗi ngày trôi qua thật nặng nề. Bạn không thể diễn tả được hết nỗi đau khi mất đi một đứa con. Không có nỗi đau nào bạn đã từng trải qua giống như thế. Những tuần sau đó chúng tôi chỉ biết nhớ về con với một sự đau đớn”.

    Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi cậu bé Harry vĩnh viễn rời xa thế giới, nhưng Louise và John vẫn vô cùng day dứt khi nhớ lại những giây phút cuối cùng được ôm đứa con bé bỏng trong vòng tay.

    Thế nhưng vượt qua nỗi đau họ đã quyết định chia sẻ với mọi người câu chuyện bất hạnh của chính mình như một bài học thức tỉnh các bậc cha mẹ về căn bệnh đáng sợ – viêm màng não.

    Louise – cha của Harry – đến từ Bolton, Greater Manchester, Anh, cho biết: “Lý do chúng tôi công khai những hình ảnh này bởi rất nhiều người chưa thể hình dung viêm màng não có thể hủy hoại con người đến thế nào”.

    image001-1488030244382 Cha mẹ này đã mất đi đứa con chỉ vì căn bệnh mà chúng ta thường nhầm là cảm cúm

    Hình ảnh xót xa của cậu bé Harry, 8 tháng tuổi khi bị viêm màng não.

    Cậu bé Harry được nhập viện và chuẩn đoán mắc bệnh viêm màng não chỉ 1 ngày trước khi qua đời. Khi được cấp cứu, tình trạng của Harry đã vô cùng tồi tệ, các vết phát ban nổi khắp người, toàn thân sưng phù và não gần như không hoạt động. Chỉ đến khi nhận được những chuẩn đoán cuối cùng của bác sĩ, John và Louise mới nhận ra căn bệnh mà họ nhầm tưởng là cảm cúm bấy lâu nay lại là viêm màng não.

    image001-1488030244382 Cha mẹ này đã mất đi đứa con chỉ vì căn bệnh mà chúng ta thường nhầm là cảm cúm

    Harry trước khi mắc căn bệnh nguy hiểm đã cướp đi tính mạng của mình.

     

    “Ngay khi bước vào phòng, tôi như lặng đi vì bàng hoàng” – Louise nhớ lại thời điểm anh và John nhận ra con đang nguy kịch. “Tôi thậm chí không biết làm gì với con và chỉ còn biết sợ hãi gọi xe cứu thương”.

    “Khi nhân viên y tế đến, họ tiêm cho con tôi 1 mũi kháng sinh cho bệnh viêm màng não và cho Harry thở bằng máy. Khi đó chúng tôi mới biết rằng bệnh của con thực sự nghiêm trọng. Ngay sau đó những vết phát ban bắt đầu xuất hiện. Từ đầu đến chân con là những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu. Các bác sĩ đã cố gắng để làm tình trạng khả quan hơn, nhưng sau đó họ buộc phải nói với tôi rằng hãy để cậu bé được ra đi…”

    “Viêm màng não hủy hoại đứa trẻ ngay trước mắt bạn. Thật không thể tin những gì đã xảy ra. Nó “ăn mòn” con bạn từng ngày”, Louise nhớ lại.

    image001-1488030244382 Cha mẹ này đã mất đi đứa con chỉ vì căn bệnh mà chúng ta thường nhầm là cảm cúm

    image001-1488030244382 Cha mẹ này đã mất đi đứa con chỉ vì căn bệnh mà chúng ta thường nhầm là cảm cúm

    Toàn thân cậu bé đã bị nhiễm trùng máu nghiêm trọng.

    Sau sự ra đi của Harry, vợ chồng John và Louise đã quyết định công khai những hình ảnh về căn bệnh viêm màng não đã hủy hoại một đứa trẻ 8 tháng tuổi như thế nào. Trong những bức ảnh cuối cùng của Harry, người ta không còn có thể nhận ra cậu bé với phần lớn cơ thể đã chuyển sang màu đen, cứng đờ và kích thước cơ thể tăng gấp đôi do nhiễm trùng máu,

    Cùng với đó, Louise đã tha thiết kêu gọi các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn đến việc tiêm vắc xin viêm màng não cho trẻ sơ sinh, bởi “khi bạn chi trả cho một mũi vắc xin, đó sẽ chỉ là một khoản tiền rất nhỏ nhưng cứu được mạng sống của chính con bạn”.

    – Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng bảo vệ quanh não và tủy sống.

    – Nó có thể gây ra nhiễm trùng máu, có khả năng đe dọa mạng sống. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm màng não có thể dẫn đến phù não và gây ra liệt vĩnh viễn, hôn mê và có thể tử vong.

    – Viêm màng não thường gây ra do nhiễm trùng bởi virus hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn não mô cầu, trong đó có nhiều loại khác nhau như típ A, B, C, W, X, Y và Z.

    – Các loại virus và vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây lan qua hắt hơi, ho, hôn và chia sẻ đồ dùng, dao kéo và bàn chải đánh răng.

    – Các triệu chứng của bệnh viêm màng não bao gồm sốt cao, đau cơ và khớp, phát ban, đau đầu, co giật, hôn mê…

    Theo Trí Thức Trẻ

    ...xem chi tiết

  • Giá cả tiêu dùng

    7/21/2016 2:55:33 PM

    ...xem chi tiết

  • Lựa Chọn Khăn sữa Tốt Nhất Cho Bé

    8/23/2016 10:54:48 AM

    ...xem chi tiết

  • Cách sử dụng khăn sữa cho bé

    2/28/2017 12:14:36 PM

    Khăn sữa đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong việc vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm được những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng khăn sữa cho trẻ.

    ...xem chi tiết

  • Khăn sữa cho bé – Kiến thức vàng cho mẹ

    2/28/2017 12:16:44 PM

    Khăn sữa là phát minh hội tụ nhiều tiện ích, giúp chị em phụ nữ tiết kiệm khá nhiều thời gian giặt giũ nên có thời gian thư thái và nhàn hơn khi chăm sóc bé. Vì thế, nhiều chị em coi khăn sữa như ‘trợ thủ’ không thể thiếu của mình. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm được nguyên tắc cơ bản để sử dụng khăn sữa đúng, hiệu quả.

    ...xem chi tiết